MERS-CoV có thể vào Việt Nam
Chiều 8/6, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn trực tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh MERS-CoV.
PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus này.
Theo ông Trần Đắc Phu, MERS-CoV là bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới lần đầu tiên được phát hiện tại Saudi Arabia vào tháng 9/2012. Đường lây truyền và thời gian ủ bệnh từ động vật và người sang người. Những người có nguy cơ cao là những người già, có bệnh mãn tính. Hiện tại, bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận). Đến nay có 1.209 mắc/450 tử vong tại 26 nước. Riêng tại Hàn Quốc, tính đến ngày 8/6, đất nước này đã ghi nhận thêm 23 trường hợp, nâng tổng số mắc bệnh 87 trường hợp và 6 người tử vong.
Nhận định tình hình dịch bệnh trên thế giới, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh đây là dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại quốc gia khác.
Về khả năng dịch bệnh vào Việt Nam, ông Phu cho hay khả năng này có thể xảy ra, nhất là khi nước ta có một số lượng lớn khách du lịch từ Hàn Quốc cũng như những người du lịch, làm ăn, sinh sống từ đất nước này. Hiện tại sân bay Nội Bài mỗi ngày ghi nhận 1000 khách từ Hàn Quốc, ở sân bay Tân Sơn Nhất, con số này là 1700.
Tiến sĩ Masaya Kato, Điều phối viên nhóm Các bệnh Truyền nhiễm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam cho hay: “Việt Nam luôn luôn phải cảnh giác về khả năng dịch bệnh vào trong nước. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của MERS-CoV không đặc hiệu, chỉ là sốt và ho - giống như các bệnh hô hấp khác. Việc khó khăn là phải chẩn đoán sớm các trường hợp nhiễm bệnh. Do đó, người dân phải đề cao cảnh giác và tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện”.
Biện pháp đối phó
Bộ Y tế đã đề ra kế hoạch 3 tình huống để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và phòng, chống dịch MERS-CoV:
Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam.
Mục tiêu: Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
Mục tiêu: Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Tăng cường giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập. Áp dụng cách ly với các trường hợp bệnh nghi ngờ/xác định.
Đặc biệt, cơ quan chức năng cần lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định bao gồm người trực tiếp chăm sóc/điều trị; người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định; người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định; người có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .
Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
Mục tiêu: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.
Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long - Trần Xuân Thăng cho hay trong trường hợp khẩn cấp, có thể cách ly toàn bộ bệnh viện. Hiện tại, bệnh viện đang hoàn thiện cơ sở vật chất, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh.
Xem : Bí quyết bảo vệ sức khoẻ trước đại dịch MERSChiều 8/6, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn trực tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh MERS-CoV.
PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus này.
Theo ông Trần Đắc Phu, MERS-CoV là bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới lần đầu tiên được phát hiện tại Saudi Arabia vào tháng 9/2012. Đường lây truyền và thời gian ủ bệnh từ động vật và người sang người. Những người có nguy cơ cao là những người già, có bệnh mãn tính. Hiện tại, bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận). Đến nay có 1.209 mắc/450 tử vong tại 26 nước. Riêng tại Hàn Quốc, tính đến ngày 8/6, đất nước này đã ghi nhận thêm 23 trường hợp, nâng tổng số mắc bệnh 87 trường hợp và 6 người tử vong.
Nhận định tình hình dịch bệnh trên thế giới, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh đây là dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại quốc gia khác.
Về khả năng dịch bệnh vào Việt Nam, ông Phu cho hay khả năng này có thể xảy ra, nhất là khi nước ta có một số lượng lớn khách du lịch từ Hàn Quốc cũng như những người du lịch, làm ăn, sinh sống từ đất nước này. Hiện tại sân bay Nội Bài mỗi ngày ghi nhận 1000 khách từ Hàn Quốc, ở sân bay Tân Sơn Nhất, con số này là 1700.
Tiến sĩ Masaya Kato, Điều phối viên nhóm Các bệnh Truyền nhiễm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam cho hay: “Việt Nam luôn luôn phải cảnh giác về khả năng dịch bệnh vào trong nước. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của MERS-CoV không đặc hiệu, chỉ là sốt và ho - giống như các bệnh hô hấp khác. Việc khó khăn là phải chẩn đoán sớm các trường hợp nhiễm bệnh. Do đó, người dân phải đề cao cảnh giác và tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện”.
Biện pháp đối phó
Bộ Y tế đã đề ra kế hoạch 3 tình huống để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và phòng, chống dịch MERS-CoV:
Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam.
Mục tiêu: Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
Mục tiêu: Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Tăng cường giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập. Áp dụng cách ly với các trường hợp bệnh nghi ngờ/xác định.
Đặc biệt, cơ quan chức năng cần lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định bao gồm người trực tiếp chăm sóc/điều trị; người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định; người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định; người có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .
Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
Mục tiêu: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.
Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long - Trần Xuân Thăng cho hay trong trường hợp khẩn cấp, có thể cách ly toàn bộ bệnh viện. Hiện tại, bệnh viện đang hoàn thiện cơ sở vật chất, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh.
0 comments:
Đăng nhận xét