• Blog làm sao

    Sừng tê giác có thực sự có tác dụng chữa bệnh?

    Sừng tê giác có thực sự có tác dụng chữa bệnh?

    Giá của sừng tê giác có thời điểm lên đến 200 triệu đồng cho 100gr, cao hơn giá vàng rất nhiều lần nhưng hoạt động mua bán vẫn vô cùng sôi động mặc dù là hàng cấm. Những gương lãnh án tù vì vận chuyển buôn bán loại hàng hóa đặc biệt này cũng không hiếm. Vậy rốt cuộc thì sừng tê giác có gì kỳ diệu khiến người ta sẵn sàng đánh đổi như thế? Đó là một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời.
    bảo vệ sừng tê giác

    Sừng tê giác có chất gì?

    Từ góc độ sinh học, sừng tê giác không mọc ra từ hộp sọ như sừng của các loại động vật có móng khác mà hình thành từ các tế bào da chuyên biệt, sừng phát triển theo từng lớp là những tế bào đã bị keratin hóa khiến chúng trở nên cứng hơn. Như vậy sừng tê giác không có lõi xương như các loại sừng động vật thông thường.
    Cho đến nay vẫn chưa ai tìm ra được các hoạt chất mang lại các tính năng “thần kỳ” của sừng tê giác mà giới săn lùng Việt Nam vẫn đồn thổi. Thành phần hóa học của sừng tê giác bao gồm keratin, canxi cacbonat, canxi photphat, khi thủy phân sừng có thể thu được các axit amin thông thường.
    Keratin được tạo nên từ các phân tử protein, giống như những protein tạo ra móng tay, móng chân, tóc người… Các enzyme phân giải protein trong dạ dày (như pepsin) và ruột non (trypsin) của con người gần như không thể hòa tan keratin cứng hoặc chỉ tiêu hoá một lượng không đáng kể dù người sử dụng đã mài mịn sừng trước khi dùng.
    Phần lớn sừng tê giác có nguồn gốc từ Nam Phi. Để ngăn chặn nạn săn bắt giết trộm tê giác với mục đích lấy sừng, các chuyên gia bảo tồn Nam Phi đã khoan sừng của các con vật và bơm vào đó một lượng thuốc kịch độc, sau đó họ đánh dấu bằng sơn đỏ để cảnh báo. Tuy nhiên, vì khoản lợi nhuận khổng lồ, bọn buôn buôn lậu sừng tê giác thậm chí đã cạo bỏ phần màu sơn đỏ này để bán sừng kiếm lời. Như vậy, người sử dụng hoàn toàn có thể bị ngộ độc từ những chất này.

    Chữa bệnh nan y, thuốc tiên trong the phòng… chỉ là lời đồn thổi

    Công dụng của sừng tê giác đến nay vẫn chưa được chứng minh. Bên  cạnh đó, nếu sừng tê giác thực sự có tác dụng như lời đồn thì cũng chưa chắc đã được như ý vì nguy cơ mua phải hàng giả là rất cao.
    Niềm tin cho rằng sừng tê giác là thuốc cường dương mạnh, có tác dụng tăng cường khả năng sinh lý cho đàn ông khiến sừng tê giác trở thành món hàng được săn lùng ráo riết ở thị trường Việt Nam. Từ góc độ khoa học hiện đại, y học phương Tây cho rằng thành phần của sừng tê giác không có gì đặc biệt, cũng chỉ như móng chân móng tay, do đó hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh.
    sừng tê giác

    Tê giác kêu cứu trước nguy cơ tuyệt chủng

    Theo CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) thì hiện nay trên thế giới còn 5 loài tê giác nhưng số lượng đã giảm mạnh. Mỗi loài chỉ còn vài nghìn con, đa phần đều đang có nguy cơ tuyệt chủng.
    Tại Việt Nam, tê giác không còn nữa. Hiện nay Nam Phi là nước còn nhiều tê giác nhất, họ cũng đang cố gắng làm mọi cách để giữ lại những con tê giác cuối cùng trước nguy cơ tiệt chủng. Mặc dù án phạt tăng lên, trang bị tối tân cùng với quân đội tham gia hỗ trợ nhưng Nam Phi vẫn bất lực trước sự liều lĩnh của những tay săn trộm. Hàng năm vẫn có vài trăm cho đến hơn nghìn con tê giác bị giết chết để lấy trộm sừng.
    Trên thế giới, người Việt Nam nổi tiếng với sự sùng bái và săn lùng sừng tê giác. Theo thống kê về các vụ án liên quan đến sừng tê giác bị phát hiện, thì đa số đều là do người Việt Nam hoặc có sự tham gia của người Việt. Theo BBC đưa tin, Nam Phi đã ngừng cấp giấy phép săn tê giác cho các tay săn Việt Nam từ năm 2012, nhưng một số tay săn trộm kết hợp với băng nhóm có tổ chức vẫn cố gắng tìm cách cung cấp hàng cho thị trường Việt Nam.

    sừng tê giác

    Tại Việt Nam, việc rao bán sừng tê giác vẫn diễn ra nhộn nhịp và công khai, thậm chí có cả phố “sừng tê giác” ở Hà Nội và Sài Gòn, nhưng theo một số chuyên gia, hầu hết sừng tê giác ở đây đều là đồ giả. Với công nghệ làm giả tinh vi, sắn dây, nhựa, tóc… được “hô biến” thành sừng tê giác và bán với giá trên trời.

    Cho dù tác dụng của sừng tê giác có kỳ diệu đến đâu thì nó vẫn là hàng cấm, thêm vào đó là nguy cơ hàng giả cực cao thì có lẽ không nên mạo hiểm mà tiền mất tật mang. Các tác dụng của sừng tê giác cho dù là thật thì nền y học hiện đại đều đã có các biện pháp thay thế hiệu quả. Nếu chỉ vì khát khao đồ lạ, đồ hiếm mà bỏ qua luật pháp quốc tế, thậm chí làm ngơ trước những tiếng kêu cứu thảm thiết của những con tê giác cuối cùng thì có lẽ điều đó không đáng!


    Cùng chug tay bảo vệ tê giác tại Lahuvu.com




    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 comments:

    Item Reviewed: Sừng tê giác có thực sự có tác dụng chữa bệnh? Rating: 5 Reviewed By: HUY THÂN